Chẩn đoán Hội_chứng_giải_phóng_Cytokine

CRS cần được phân biệt với các triệu chứng của chính căn bệnh này và trong trường hợp dùng thuốc, với các tác dụng phụ khác, ví dụ như hội chứng ly giải khối u đòi hỏi các biện pháp can thiệp khác nhau. Kể từ năm 2015, các chẩn đoán phân biệt phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ vì không có xét nghiệm khách quan nào.[1]

Phân loại

CRS là một dạng của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và cũng là tác dụng phụ của một số loại thuốc.[1]

Tiêu chuẩn Thông dụng để Đánh giá Các biến cố bất lợi dùng để phân loại cho CRS kể từ phiên bản 4.03 được ban hành năm 2010 là:[1][9]

  • Độ 1: Phản ứng nhẹ, không chỉ định tiêm truyền gián đoạn; không chỉ định can thiệp
  • Độ 2: Chỉ định điều trị hoặc tiêm truyền gián đoạn nhưng phải đáp ứng kịp thời với điều trị triệu chứng (ví dụ: thuốc kháng histamine, NSAIDS, ma túy, dịch IV); thuốc dự phòng được chỉ định trong vòng 24 giờ
  • Độ 3: Kéo dài (ví dụ: không đáp ứng nhanh với thuốc điều trị triệu chứng và/hoặc gián đoạn ngắn trong tiêm truyền); tái phát các triệu chứng sau những cải thiện ban đầu; chỉ định nhập viện để lại di chứng lâm sàng (ví dụ suy thận, thâm nhiễm phổi)
  • Độ 4: Hậu quả đe dọa tính mạng; chỉ định tăng áp hoặc hỗ trợ thông khí
  • Độ 5: Tử vong